Ý nghĩa Bát Nhã Tâm Kinh: Quán Tự Tại Bồ Tát: Trong Phật học Bồ Tát là danh xưng gọi những người tu tập, có mục tiêu muốn đạt tới quả vị Phật. Ở trong kinh Đức Phật cũng tự xưng mình là Bồ Tát khi ngài đang tu tập khổ hạnh.
Hành thâm: Thực hành ở trong định, sâu sắc trong Trí tuệ kiện toàn
Câu này mang ý nghĩa thường xuyên thực hành quán chiếu một cách tự tại ngày càng uyên thâm Tâm đại thừa trải rộng vô biên (Từ, Bi, Hỉ, Xả) Bát nhã Ba la mật đa thời: Trí xuyên suốt đến tận cùng, nghĩa là ngài đã đi qua hết chặng đường tu tập, bây giờ đã tới mức cuối cùng, nghĩa là đã qua tới bờ giải thoát, và kết quả là ngài đạt trí tuệ siêu vượt, nhận ra bản thể của Ngũ uẩn là trống không. Chiếu kiến ngũ uẩn giai không: Kiến là thấy. Chiếu kiến là cái thấy soi sáng, thông hiểu vấn đề, để nhận thức rõ ràng Ngũ uẩn đều là trống không, Bồ Tát nhận biết rõ ràng. Giai không: Giai là tất cả. Giai không là tất cả đều trống không để soi thấy Danh và Sắc đều Không trường tồn (Vô Thường) và Không có tự tánh (Vô Ngã)
Ngũ uẩn giai không: Ngũ uẩn gồm: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức kết hợp thành con người, Đức Phật giảng rằng mỗi khối đó không thường hằng, không thực chất cố định nên nó trống không, gọi là Vô Ngã.
Độ nhất thiết khổ ách: Ách là cái gông buộc ngang đầu con bò, những đau khổ đè nặng lên mình gọi là khổ ách. Chính là con đường duy nhất thiết thực giúp thoát khổ nạn Xá Lợi Tử (Quảng Trí): Hãy mở rộng Trí ra để nhận biết rằng Sắc bất dị Không: Sắc (Đất, nước, gió, lửa. Hay là thân) không khác gì Danh (Thọ, tưởng, hành, thức. Hay là không sắc). Cũng có nghĩa rộng là không phải Thân đang xét đều cùng chung tính chất Không trường tồn (Vô Thường) và Không có tự tánh (Vô Ngã). Không bất dị Sắc: Danh (Không sắc) chẳng khác gì Thân đang xét hoặc thân khác (Sắc) cũng đều là vô thường và vô ngã như nhau.
Sắc bất dị Không, Không bất dị Sắc: Theo Khoa học, Sắc là vật chất, chúng ta tưởng là nó cứng cỏi, vững bền, nhưng thực ra nó có là do nhiều nguyên tử kết hợp. Theo Phật giáo "Sắc bất dị Không, Không bất dị Sắc" chữ Không của vế đầu là tỉnh từ trống không, trống rỗng. Chữ Không của vế thứ nhì là danh từ Sự Trống Không, Sự Trống Rỗng có nghĩa là "Vật chất không khác với Không, Không cũng không khác với Vật chất", vì bản thể của vật chất là trống không. Thọ, Tưởng, Hành, Thức diệc phục như thị: Thọ, Tường, Hành, Thức cũng đều như vậy Xá Lợi Tử! (Quảng Trí): Hãy mở rộng Trí ra để nhận biết rằng Xá Lợi Tử, thị chư pháp không tướng, bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm: Phần ở trên bàn về bản thể, về cái tánh của hiện tượng thế gian. Thị chư pháp không tướng, bất sinh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm: Tướng là những cái gì biểu lộ ra bên ngoài gọi là tướng. Chữ tướng hiểu theo tục đế là dấu hiệu bề ngoài, giác quan có thể nhận ra. Để nhận định rõ mọi sự vật hiện tượng đều không cố định (không tướng, do nhân duyên hình thành), không tự sinh, không tự diệt, không dơ, không sạch, không tăng, không giảm Thị cố không trung vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức: Cố gắng nhận rõ ra Tính Không để không bị vướng vào Sắc, Không bị vướng vào Danh (Thọ, tưởng, hành, thức) Vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý: không chấp vào lục căn Vô sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp: không chấp vào Lục thức Vô nhãn giới: Không vướng vào sự thấy trong tam giới (Dục, sắc, vô sắc) Nãi chí vô ý thức giới: cho đến không vướng chấp ý vào tam giới Vô Vô minh diệc, vô Vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận: Cũng vậy không còn không sáng suốt, chấm dứt vô minh (mê muội) cho đến không còn già chết nữa, tức chấm dứt sự già chết. Vô Khổ, Tập, Diệt, Đạo: không còn phải Khổ, không còn những yếu tố gây khổ – Tập đeo bám nữa, không còn phải lo Diệt khổ nữa, không còn phải tu Bát Chánh Đạo nữa Vô Trí diệc vô Đắc, dĩ vô sở đắc cố: Trí là trí tuệ, cũng không có đạt được cái gì. Nếu nói đạt được cái gì là còn nằm trong Tục đế. Bởi vì khi nói có cái Trí đạt, tức là chưa đạt, là vì còn Ta và đối tượng, còn năng sở, còn cái Ngã,
Create your
podcast in
minutes
It is Free